3 loại cọc gia cố nền móng trong xây dựng: Gia cố nền móng là một trong những khâu quan trọng trong xây dựng. Đây là 3 loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong xây dựng, tham khảo để biết thêm.
Chọn cọc móng nào cho công trình là điều mà nhiều người có nhu cầu xây nhà ở, công trình xây dựng quan tâm. Tùy vào địa hình của khu đất để chọn được loại cọc gia cố nền móng phù hợp. Dưới đây chính là 3 loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong xây dựng.
Cọc cừ tràm gia cố nền
Một trong những loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong các công trình xây dựng là cọc cừ tràm. Đây là loại cọc được đóng từ cừ tràm – một vật liệu xây dựng phổ biến. Cừ tràm đượ làm từ cây tràm, có tính năng chịu nước. Cọc cừ tràm là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình ở vùng đất yếu, vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, cọc cừ tràm chỉ thích hợp cho thiết kế nhà thấp tầng, công trình xây dựng có tải trọng nhỏ.
Sử dụng cọc ép
Cọc ép thường là loại cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn. Kích cỡ của loại cọc này thường là 25x25cm và chiều dài là 11m. Ưu điểm của loại cọc gia cố nền móng sử dụng cọc ép là nhanh chóng, gọn gàng. Đặc biệt, khi sử dụng cọc ép cho công trình xây dựng, có thể tính toán được tải trọng khi ép cọc. Hơn thế nữa, giá thành của loại cọc ép cũng không quá cao, phù hợp cho mọi công trình xây dựng. Thế nhưng, nhược điểm của loại cọc này là không thi công được ở những công trình có đường chật hẹp hay khu vực có dây điện chằng chịt cũng như khu vực có cống nước.
Sử dụng cọc nhồi
Cọc nhồi cũng là một trong những loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong xây dựng. Cọc nhồi thường được sử dụng cho các công trình biệt thự , nhà dân dụng, nhà phố. Những năm trở lại đây, nhiều người sử dụng loại cọc này vì đạt hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm khi sử dụng cọc nhồi để gia cố nền móng đó chính là không làm ảnh hưởng đến những công trình lân cận và có thể thi công ở mọi địa hình.
Ngoài những loại gia cố nền móng này ra thì trong xây dựng người ta cũng thường dùng cọc ép neo và một số loại khác.