0904.001.212

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Khái niệm chung về hạ tầng kỹ thuật:

» Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng; như hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải,..Ở Việt Nam, người dân thường gọi cơ sở hạ tầng bằng cái tên quen thuộc đó là điện, đường, trường, trạm. Những công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc tư nhân đảm nhận, thuộc sở hữu công hoặc sở hữu tư nhân.

Vài nét sơ lược về một số hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiêu biểu:

Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thi là tập hợp công tác thiết kế, thi công các công trình thiết bị kỹ thuật của đô thị. Các hệ thống giao thông đô thị, cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước mưa, thoát nước thải, xử lý rác thải, cung cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp nhiên liệu đốt  vv. Những hệ thống thiết bị kỹ thuật này nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và trong sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị.

» Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống đô thị cũng như quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được Nhà nước “chỉnh trang” đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới. Nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển các khu đô thị văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp là các dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống và được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên- xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành vv. Là nhằm phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

» Trong những thập kỷ gần đây, công nghiệp trở thành kinh tế mũi nhọn của nhiều quấc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tại Việt Nam từ cuối thế kỷ xx, việc đầu tư và phát triển các khu công nghiệp đã được nhà nước đặc biệt chú trong.

» Đầu thế kỷ xx, số lượng dự án khu công nghiệp đã tăng lên đáng kể, không chỉ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước mà Việt Nam đang là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

» Đặc biệt, khi cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự góp mặt của các Hiệp định thương mại Tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)… Được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam.

» Sau 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là “đất lành” với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, minh bạch. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, thu hút rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

» Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2021 vốn (FDI) tăng. Cụ thể tính đến 20/07/2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

§. Để đóng góp một phần công sức của doanh nghiệp vào sự phát triển nền kinh tế cho nước nhà tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Doanh nghiệp chúng tôi luôn đổi mới tư duy, luôn lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu KHCN tiên tiến, để ứng dụng trong thực tiễn công việc thi công các cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX…có chất lượng cao. Đó cũng là nền tảng tạo ra các cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

CÁC BƯỚC THI CÔNG VÀ QUY TRÌNH NGHIỆM THU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐỐI VỚI DỰ ÁN KCN.

Sau khi nhận hồ sơ mời thầu, nhà thầu phải đọc hiểu đầy đủ các hạng mục của gói thầu.

− Các tài liệu khảo sát địa chất và khí tượng thủy văn của công trình.

− Kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ của dự án hạ tầng kỹ thuật.

− Phát hiện những thiếu sót của các phần bản vẽ thiết kế (nếu có) để trình Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế chỉnh sửa bổ sung.

− Lập hồ sơ dự toán chào thầu, bóc tách khối lượng theo bản vẽ thiết kế của dự án.

» Trong quá trình thi công công trình; Nhà thầu luôn tuân thủ theo nội quy công trường, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư. Luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu theo TCVN.

I/ Chuẩn bị thi công

− Đơn vị thi công tiếp nhận từ Chủ đầu tư tại công trình bằng biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc vị trí tọa độ chuẩn (sử dụng hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

− Bố trí lán trại, nhà điều hành. Lập sơ đồ, tiến độ tổ chức thi công, tiến độ cung cấp vật tư.

− Tập kết đầy đủ máy móc, thiết bị đến công trường để tiến hành thi công.

II/ Công tác giải phóng mặt bằng

1.Giải phóng mặt bằng tổng thể phạm vi dự án, phát quang cỏ sậy, san gạt cào bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt.

2. Vận chuyển đất hữu cơ, cỏ rác đến nơi đổ quy định để chuẩn bị cho công tác trắc đạc, định vị cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình của dự án.

III/ Công tác trắc đạc công trình

  1. Dụng cụ; máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình, thước dây vv\
  2. Định vị:

− Căn cứ vào hồ sơ thiết kế bản vẽ của dự án hạ tầng kỹ thuật, căn cứ vào biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc vị trí tọa độ chuẩn đã có.

− Tổ trắc đạc của nhà thầu tiến hành định vị bằng máy toàn đạc dẫn từ vị trí điểm tọa độ chuẩn đến cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình. Lập hệ lưới cao độ và bảo quản trong suốt quá trình thi công cho đến khi nghiệm thu.

− Tổ trắc đạc của nhà thầu sẽ triển khai các cọc mốc dự phòng, bố trí thêm các cọc mốc phụ bên ngoài phạm vi khu vực thi công với mục đích là để khôi phục lại các cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.

3. Tầm quan trong công tác trắc đạc:

− Trắc đạc hay còn gọi (trắc địa) trong xây dựng công trình là công tác rất quan trọng cần có độ chính xác cao đến từng milimet. Nhằm đảm bảo tất cả các kích thước hình học của hạng mục công trình đặt đúng vị trí theo hồ sơ bản vẽ thiết kế tổng thể dự án.

− Ông cha ta có câu “sai một li đi một dặm” là đây ⇔ 1 (dặm) = 1.609,344 (mét) = 1.609.344 (milimet). Nhìn vào bảng quy đổi chúng ta sẽ thấy được nghĩa hàm ý (nghĩa bóng) của câu châm ngôn nói trên là chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi nhưng dẫn đến tác hại có thể rất lớn.

− Nếu tổ trắc đạc làm không tốt dẫn đến sai lệch vị trí tọa độ, kích thước hình học, cao độ hoàn thiện cho từng cấu kiện hạng mục công trình của dự án, thì hậu quả thiệt hại cho nhà thầu là rất lớn, làm tăng chi phí đầu tư do việc khắc phục hậu quả sai lệch và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác không lường trước được. Chính vì tầm quan trọng công tác trắc đạc trong xây dựng công trình nên nhà thầu thi công phải luôn lưu ý làm tốt công tác trắc đạc. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công được diễn ra nhanh chóng, đáp ứng đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác, các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật của công trình…

◊. Để làm tốt công tác trắc đạc có tính chính xác cao cần phải thỏa mãn 2 yếu tố cơ bản:

» Trước khi thi công trắc đạc, việc đầu tiên là phải hiệu chuẩn, kiểm định lại toàn bộ máy móc thiết bị thi công do đơn vị trung tâm kiểm định đo lường thực hiện. Máy móc thiết bị trắc đạc nên sử dụng những sản phẩm có thương hiệu như Nikon, Leica, Topcon, Sokkia, Geomax…

» Thiết bị máy móc tốt là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác thi công, nhưng nhân tố quan trọng nhất chính là con người sẽ quyết định cho thành công của dự án.

IV/ Công tác đất:

1. Sau khi tổ trắc đạc đã định vị xong cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình thì nhà thầu triển khai tổ đội thi công cơ giới. Tiến hành thi công đồng bộ và song song các hạng mục cho công tác đào hoặc đắp đất (dựa theo HSTK bản vẽ bình đồ toàn khu dự án).

2. Phương án xử lý nền hạ bị cao su lún cục bộ

− Sau khi đào đất phui đường đến cao độ thiết kế và tiến hành song song công tác san gạt, gia cố lu lèn chặt nền hạ bằng xe lu tĩnh bánh thép 12 tấn. Chỉ huy trưởng nhà thầu sẽ thực địa, kiểm tra bằng mắt toàn bộ phui đường đã được gia cố, nếu phát hiện những vị trí nào bị nền đất yếu, biến dạng có hiện tượng cao su cục bộ thì phải tiến hành xử lý triệt để.

− Biện pháp xử lý bằng cơ giới, dùng máy đào gầu 0.8m3 cào bóc toàn bộ đất khu vực nền hạ bị cao su, cấp phối lại lớp sỏi đỏ, hoặc cát san lấp, tiến hành gia cố lu lèn chặt nền hạ đúng theo quy trình kỹ thuật thi công.

− Biệp pháp xử lý nền hạ ngay từ ban đầu là rất quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng bền vững cho kết cấu hạ tầng khi đưa vào sử dụng sẽ khó bị phá hoại, sụt lún cục bộ do tải trọng công trình và các phương tiện lưu thông gây ra.

3. Công tác thí nghiệm

− Để xác định độ chặt cho từng lớp cấp phối theo hồ sơ thiết kế, nhà thầu sẽ thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại hiện trường.

− Sau khi có kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu, đã được Chủ đầu tư chấp thuận bằng biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công thì nhà thầu mới được phép thi công cấp phối lớp vật liệu tiếp theo.

4. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

− Phiếu yêu cầu thí nghiệm

− Tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng

+ TCVN 4447: 2012

V/ Lớp cấp phối kết cấu áo đường Ôtô:

Cấp phối cát tự nhiện vào nền đường

− Làm đúng quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

− Phiếu yêu cầu thí nghiệm,

− Tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng

+ TCVN 1770: 1986

Cấp phối đá dăm vào nền đường

− Làm đúng quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

− Phiếu yêu cầu thí nghiệm,

− Tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng

+ TCVN 9504: 2012

VI/ Công tác hoàn thiện bó vỉa, hố ga bê tông cốt thép TNM, TNT:

Thi công hoàn thiện bó vỉa, hố ga bê tông cốt thép thoát nước mưa và thoát nước thải

− Làm đúng quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

− Phiếu yêu cầu thí nghiệm,

− Tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng

+ TCVN 10797: 2015

+ TCVN 10333-1: 2014

VII/ Hoàn thiện công tác rải thảm BTN đường giao thông nội bộ dự án:

Chuẩn bị mặt bằng thi công

– Công tác dọn vệ sinh sẽ do tổ vệ sinh đảm nhận, được thực hiện chủ yếu bằng thủ công. Dùng chổi cứng quét gom các bụi bẩn trên mặt đường, sau đó thu dọn ra khỏi phạm vi thi công.

– Công tác dọn vệ sinh phải được nghiệm thu trước khi tưới nhựa dính bám.Tùy vào vật liệu sử dụng để tưới dính bám mà bố trí thi công phù hợp.

– Dùng máy thổi bụi thổi sạch những hạt bụi còn sót lại trên mặt đường trước khi thảm BTNN.

Tưới nhựa dính bám mặt đường
Tưới nhựa dính bám mặt đường
Vận chuyển bê tông nhựa nóng
Vận chuyển bê tông nhựa nóng
Rải thảm bê tông nhựa nóng
Rải thảm bê tông nhựa nóng
Hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
Hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

− Phiếu yêu cầu thí nghiệm,

− Tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng

+ TCVN 8819-2011 : Mặt đường bê tông nhựa nóng – yêu cầu thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 8817-2011 : Nhũ tương nhựa đường a xít – toàn tập.

+ TCVN 8864-2011 : Mặt đường ô tô – xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét

+ 22 TCN 279-01 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm – nhựa đường đặc

+ TCVN 8866-2011 : Mặt đường ô tô – xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát – thử nghiệm.

+ TCVN 5308-1991 : Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng. 

+ Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

+ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.